Nhà tái định cư bỏ hoang có thể được chuyển thành nhà ở xã hội
Những bất cập về thị trường nhà ở được đại biểu Quốc hội phản ánh thông qua nghịch lý “vừa thừa, vừa thiếu”, tại phiên thảo luận tổ về kinh tế – xã hội sáng 23/5trích dẫn từ Khe web trực tiếp. Trong khi người dân rất khó tiếp cận nhà ở, giá chung cư liên tục tăng cao, thì hàng chục nghìn căn nhà tái định cư bị bỏ hoang gây lãng phí.
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, trên địa bàn hiện có 174 khu nhà tái định cư đang được sử dụng với tổng số hơn 14.200 căn và khoảng 4.000 căn chung cư đang bị bỏ hoang. Nhiều dự án tái định cư có người dân về ở, có diện tích kinh doanh dịch vụ cũng vẫn bị bỏ trống nhiều năm, không có đơn vị nào thuê, sử dụng thương mại.
Tương tự, thống kê của Sở Xây dựng TPHCM cũng cho biết trên địa bàn có hơn 14.000 căn hộ tái định cư bỏ trống.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Y Hà Nội) dẫn chứng ngay ở khu vực quận Hoàng Mai hay huyện Gia Lâm, có rất nhiều khu tái định cư bị bỏ hoang, gây lãng phí trong sử dụng đất đai.
Trong khi đó, giá chung cư đang tăng rất cao và người dân khó tiếp cận nhà ở. Đề nghị có giải pháp đồng bộ cho vấn đề này, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu gợi ý có thể thực hiện việc đấu giá, hoặc chuyển mục đích sử dụng từ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội hoặc cho thuê.
“Việc cần làm ngay là phải nhanh chóng đưa vàosử dụng quỹ nhà ở vô cùng quý giá này, khi nhu cầu nhà ở đang tăng cao mỗi ngày, góp phần bình ổn giá nhà chung cư đang ở trên trời. Nếu không, cầntriển khai đấu giá để thu hồi vốn”, ông Hiếu góp ý và cho rằng, việc định ra mức giá khởi điểm rất cần sự dũng cảm và quyết đoán của các lãnh đạo địa phương.
Thêm vào đó, vị đại biểu góp ý Nhà nước có thể nghiên cứu ghép nhà tái định cư và nhà ở xã hội vào cùng một phân khúc. Tuy nhiên, có một vướng mắc căn bản là lĩnh vực tài sản công, nên cần thống nhất cao về mặt chính sách.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết nhà tái định cư cũng là tài sản của Nhà nước, nên các quy định, thủ tục phải thực hiện theo luật. Theo ông Phớc, các cơ quan đang tính toán cơ chế để đề xuất chuyển đổi từ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội.
Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên cũng phản ánh tình trạng thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, giá trung bình phù hợp với khả năng tài chính của người dân.
Bất cập liên quan nhà ở xã hội cũng được bà Yên chỉ ra khi nơi thừa, nơi thiếu;gói tín dụng 120.000 tỷ cho nhà ở xã hội mới giải ngân được 83 tỷ đồng là rất thấp.
“Cần phải làm rõ trách nhiệm các cơ quan có liên quan, vì sao chính sách của chúng ta rất tốt, rất nhân văn, nhưng lại chậm được triển khai thực hiện, trong khi người dân thì rất mong mỏi, chờ đợi điều này”, bà Yên nói.
Dẫn số liệu 14.000 căn nhà tái định cư bỏ trống tại quận Bình Tân (Thủ Đức, TPHCM) và hàng nghìn căn tái định cư ở Hà Nội trong tình trạng tương tự, bà Yên nhận định việc này làm lãng phí nguồn lực tài chính công và cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Báo cáo của Bộ Xây dựng gửi Quốc hội về kết quả thực hiện nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn trong lĩnh vực xâydựng cũng nêu nhiều bất cập trong lĩnh vực nhà ở.
Trong đó, Bộ Xây dựng cho biết nhiều quy hoạch chưa xác định rõ diện tích xây dựng nhà ở xã hội, thiếu diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội; bố trí quỹ đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội không phù hợp với quy hoạch chi tiết…
Cơ quan này kiến nghị rà soát, thu hồi quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới không triển khai hoặc triển khai chậm so với tiến độ đã được phê duyệt.
Nhận định thị trường bất động sản giai đoạn 2021-2023 gặp nhiều khó khăn, Bộ Xây dựng đặc biệt nhắc đến tình trạng thiếu nguồn cung, thiếu cân đối trong cơ cấu sản phẩm, thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình.
Khẩn trương hoàn thiện chính sách ưu đãi thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhất là nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Xây dựng xác định.
Về thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030, Bộ Xây dựng báo cáo đến hết tháng 4, cả nước đã hoàn thành 75 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị (quy mô khoảng 39.884 căn); khởi công xây dựng 128 dự án (quy mô 115.379 căn) và đã được chấp thuận chủ trương đầu tư 300 dự án (quy mô 262.937 căn).